Được tạo bởi Blogger.

Cơ sở sửa chữa ô tô bị xử phạt gây ô nhiễm môi trường

LCĐT - Ngày 2/1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính đối với cơ sở sửa chữa ô tô Phan Ngọc Quyết về hành vi vi phạm bảo vệ môi trường thải Chất thải nguy hại


Cơ sở sửa chữa ô tô Phan Ngọc Quyết đóng tại số nhà 009, tổ 28A, phường Phố Mới – thành phố Lào Cai đi vào hoạt động từ năm 2010. Trung bình mỗi ngày, cơ sở tiến hành thay dầu và sửa chữa 5 xe ô tô, Lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng theo đúng quy định. Qua kết quả kiểm tra của lực lượng công an cho thấy dầu mỡ trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng xe không được thu gom, xử lý mà đổ trực tiếp xuống nền xưởng và hệ thống thoát nước thải của thành phố gây ô nhiễm môi trường.


Tại hiện trường, cơ quan công an phát hiện nhiều dầu nhờn Chủ nguồn thải chất thải nguy hại màu đen chảy loang trên bề mặt nền xưởng và trên rãnh thoát nước rồi chảy trực tiếp ra hệ thống cống thoát nước chung của thành phố. Theo xác nhận của chủ cơ sở Phan Ngọc Quyết đây chính là dầu động cơ ô tô thải trong quá trình sửa chữa ô tô.

Hiện, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính và yêu cầu ngừng hoạt động đối với cơ sở sửa chữa ô tô Phan Ngọc Quyết để phục vụ cho công tác điều tra.
Bạn có thể xem chi tiết tại : Tin tức môi trường

Công ty Phương Nam xả khí độc còn thuê côn đồ trấn áp dân

Bức xúc vì Công ty TNHH Phương Nam-6M (gọi tắt là Công ty Phương Nam) xả khí thải ra môi trường gây chết hoa màu hàng loạt, người dân thôn Lão Cầu (xã Tiên Tân, TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) không còn cách nào khác là phải dựng “lô cốt” trước cửa công ty để đòi quyền được “hưởng môi trường trong sạch”.

Cả làng nhốn nháo vì khí lạ
Sự việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 5/5, trên cánh đồng thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân, nhiều người dân đang làm ruộng tá hỏa bỏ chạy vì làn khói xanh gây khó thở, buồn nôn từ nhà máy sản xuất đất hiếm của Công ty Phương Nam theo làn gió bay là là dọc cánh đồng lúa.
Một nhân chứng kể lại: “Tôi vừa ngủ dậy mở cửa nhà ra thì ngửi thấy mùi rất khó chịu không thể thở được, đứa con nhỏ cũng kêu tức ngực. Hai cha con tôi liền lấy khăn ướt bịt vào mũi. Tôi lên sân thượng thì nhìn thấy làn khói xanh bay lờ lờ trước mặt, khói bay đến đâu thì hoa màu, lúa rũ lá vàng tới đó. Lúc đó, tôi nôn ngay tại chỗ. Sau đó, làn khói xanh len lỏi vào khắp các ngõ ngách và bay dài sang bên làng khác”.
Thần sắc phờ phạc, chị Nguyễn Thị Linh (ngụ thôn Lão Cầu) chưa hết bàng hoàng tả lại cảm giác nôn nao khó tả buổi chiều ngày hôm đó. Đứa con trai của chị Linh cũng khóc giàn giụa bảo vì cay mắt, tức ngực và khó thở. Tới ngày hôm sau, mùi lạ vẫn còn sặc sụa khắp cả nhà. Do đúng luồng bay của hóa chất, ngửi quá nhiều nên chị Linh liên tục ho khan, thậm chí còn ho ra cả máu. Cả gia đình 4 người ai cũng bả lả mệt mỏi, do suy kiệt sức khỏe nên chị Linh phải liên tục truyền hai chai vitamin tổng hợp.
 Toàn cảnh cánh đồng bị cháy lúa
Chị Linh tỏ vẻ lo sợ: “Đây không phải là lần đầu tiên Công ty Phương Nam xả khí ra môi trường, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì vợ chồng tôi sẽ chết đầu tiên vì nhiễm độc. Lúa chết rồi, còn dân chúng tôi không biết khám chữa thế nào để xét nghiệm nhiễm độc. Đây mới chỉ là xả vài tiếng đồng hồ, nếu cả đêm chắc dân chết hết mất”.
Công ty Phương Nam xả khí khoảng 2 giờ đồng hồ thì dừng lại. Tuy nhiên, lúc này người trong làng đã tá hỏa sơ tán đi nơi khác để tránh luồng khí độc, đồng thời báo cáo sự việc chính quyền địa phương yêu cầu vào cuộc xác minh. Cả thôn nhốn nháo, rất đông người vì quá bức xúc nên đã tụ tập trước cổng công ty để phản đối việc xả khí lạ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.
Hóa chất độc như điôxin?
Tuy nhiên phía Công ty Phương Nam ngày hôm sau vẫn tiếp tục cho sản xuất và xả thải khí ( lẽ ra phải xử lý khí thải trước khi xả ) nhưng theo kiểu “nhỏ giọt” khiến người dân càng bức xúc. Vì thế, họ đã tập kết cành cây, cát sỏi ở trước cửa công ty, lập lều trại để phản đối việc xả khí lạ và yêu cầu công ty ngừng sản xuất.
Đặc biệt, khi tiếp xúc với nhân dân, đại diện Công ty Phương Nam biện minh cho rằng “nhà máy không xả thải, việc lúa chết hàng loạt là có thể do bà con nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ không đúng cách”(?). Cách giải thích thiếu thuyết phục này của đại diện công ty càng như đổ thêm dầu vào lửa (…
Có mặt tại hiện trường vụ việc vào ngày 8/5, theo quan sát của phóng viên, vệt lúa bị héo úa do hóa chất kéo dài khoảng 1km, trên diện rộng chừng hơn 100 mét, di chứng của vệt khói tới đâu thì lúa héo úa tới đó, còn ngoài làn thì lúa vẫn xanh tốt. Có thửa ruộng một nửa vẫn xanh, nửa còn lại bị dính khói thì đã héo úa.
Dẫn phóng viên thực địa, những người dân thôn Lão Cầu rất bức xúc cho biết, từ khi Công ty Phương Nam đi vào sản xuất đất hiếm vào đầu năm 2013 đã liên tục xả thải khí có mùi hôi thối ra môi trường. Ban đầu là cột xả khói to nhưng do sự phản ánh của người dân nên công ty đã phân ra làm nhiều đường ống thải nhỏ, thấp hơn.
Hậu quả dễ thấy là việc ô nhiễm khiến nhiều sinh vật trên đồng chết một cách bất thường, nhiều nhất là cá. Người làm đồng nhiều phen đang cấy hái, khi công ty xả khí ra môi trường cảm thấy tức ngực buồn nôn phải vội vã hò nhau bỏ dở cả công việc để “chạy khói”. Theo phản ánh của người dân, nhà máy này cứ vài hôm lại xả thải một lần, có khi cả tuần xả thải liên tục.
Sau nhiều lần làm đơn thư phản ánh gửi đi các nơi, cuối năm 2013 đã có một đoàn công tác về gặp gỡ người dân ở địa phương. Trong cuộc hội nghị với người dân, đoàn công tác cho biết “Công ty Phương Nam có quy trình sản xuất khép kín và an toàn 99,9% với môi trường”(?). Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết, còn thực tế là người dân thôn Lão Cầu vẫn phải chịu đựng sống chung với ô nhiễm không khí.
Đỉnh điểm là ngày 5/5 vừa qua, mức độ độc hại của khí thải khiến cây cối, hoa màu chết hàng loạt, nhiều người bị các triệu chứng như ngộ độc. Sự bức xúc của người dân dâng lên cao độ khi đã có người dân khẳng định nếu nhà máy không bị đình chỉ, hoặc chuyển đi nơi khác thì họ chỉ còn nước “bán xới” đi nơi khác sinh sống.

Vấn đề người dân Lão Cầu lo lắng nhất là những ảnh hưởng của khí thải từ nhà máy đối với sức khỏe. Một cựu chiến binh thôn Lão Cầu so sánh,  trước kia khi Mỹ dải chất độc da cam vào quân giải phóng thì cây cũng phải 2-3 ngày sau mới héo úa, rụng lá. Còn giờ đây thì khí thải do công ty xả ra bay đến đâu thì nhìn rõ thấy lá cây héo úa tới đó. Cả vườn rau lập tức chuyển màu vàng suộm thì mức độ độc hại còn hơn cả đi-ô-xin. Trước mắt, không thể thấy được tác hại nhưng về lâu dài sức khỏe con cháu họ có được đảm bảo hay không?
Trao đổi ngắn với phóng viên, đại diện công ty cho biết: “Vấn đề phức tạp đang điều tra chưa thể kết luận được. Thực ra khí thải của nhà máy chẳng gây ô nhiễm gì, cây lúa chết có thể do nguyên nhân nào khác”.
Dùng côn đồ để đàn áp người dân?
Đáng chú ý, trong lúc người dân lập lều bạt trước cổng công ty thì đêm ngày 7/5, đã xảy hiện tượng có một nhóm côn đồ tự xưng là “bạn hữu” của giám đốc, cầm theo vũ khí tới đe dọa những người dân có mặt tại đó.
Theo như những nhân chứng kể lại, vào khoảng 23h30 phút, trong lều dựng tạm lúc đó có 20 người, một số ngủ, một số chơi cờ. Bất ngờ một chiếc xe ôtô 16 chỗ (biển số bị che kín) tấp vào lề đường. Linh tính có chuyện chẳng lành khi thấy những người trong xe bước ra có hành tung khả nghi.
Anh N.V.T bước ra khỏi lều tiến về chiếc xe ôtô đang đỗ. Một người đàn ông bước xuống xe văng tục: “Mẹ chúng mày! Đêm hôm dựng lều bạt ở đây làm gì?”. Anh T trả lời: “Công ty xả chất độc ra đồng ruộng làm ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường nên chúng tôi dựng lều trại để kiến nghị các cấp các ngành yêu cầu công ty ngừng sản xuất để điều tra”. Người đàn ông lạ mặt gắt gỏng: “Chúng mày về ngay, thích chết à!”. Anh thấy thái độ hung hãn của người lạ nên T quay vào trong lều.
Một lúc sau, “đại ca” của nhóm người bước xuống xe tiến về phía lều, đứng trước cửa rồi lẩm bẩm vài câu. Sau khi thị sát, tên “đại ca” hô lớn: “Chúng mày đâu đập chết mẹ chúng nó đi, giết hết luôn!”. Nghe lệnh, những tên côn đồ đàn em liền xông vào giật đổ lều bạt. Mấy chục con người trong lều lúc đó lóp ngóp bò ra. Anh T vừa chui ra khỏi lều thì bị một tên trong số đó xông vào đá liên tiếp vào ngực khiến anh này ngã ngửa ra sau. Một tên đứng gần đó rút súng lên đạn, một tên cầm kiếm gí vào cổ. Tình hình căng thẳng nên anh Tân đứng im chịu trận, những người còn lại cũng không ai dám phản kháng.
Im lặng vài phút, thì tên “đại ca” ra lệnh: “5 phút sau tao quay lại mà không thấy dọn dẹp, tao cho chúng mày chết, còn chúng mày thích kiện cáo, công ty này của anh Nam tao ở Hải Phòng, đây là 1 chi nhánh, thích kiện cáo về làm đơn sáng ngày mai làm đơn xếp ở cổng, chúng tao sẽ giải quyết”. Chửi bới, đánh đập người dân xong chúng rút lên xe đi về, sau đó sau anh T cùng với 1 số người đã trình báo sự việc tới cơ quan công an.

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 8/5, UBND TP Phủ Lý đã có cuộc họp bàn với chính quyền xã Tiên Tân và tiếp xúc với người dân để tìm phương án giải quyết. Theo đó, sau khi tiếp nhận ý kiến của nhân dân thôn Cầu Lão, ông Lê Anh Chức (Phó Chủ tịch UBND TP Phủ Lý) khẳng định đây là vụ việc nghiêm trọng nên sẽ báo cáo với UBND tỉnh và Công an tỉnh Hà Nam. Theo đó, tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các sở ban ngành vào cuộc lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan công an cũng đã tiến hành điều tra độc lập xác định nguyên nhân. Thành phố cũng đã kiến nghị ngừng sản xuất với nhà máy nhưng vẫn phải đợi kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra mới xác định được trách nhiệm của các bên.
Để biết thêm về môi trường tại: Tin tức môi trường

Biến nước thải thành nước uống

Singapore đi đầu trong lĩnh vực chế biến nước thải thành nước uống. Mỹ và Australia cũng đang muốn áp dụng giải pháp này, mặc dù đã xuất hiện ý kiến chỉ trích đây là việc làm “vô trách nhiệm” vì nước thải chứa vô vàn mầm bệnh khác nhau,cho dù xu ly nuoc thai thế nào cũng không dễ gì loại bỏ.
Cô bé nhăn mặt, bịt mũi còn bà mẹ thì nhìn một cách ngờ vực: con gái bà chuẩn bị uống nước từ một cái chai có dòng chữ: nước tinh khiết, cho dù được chế biến từ nước thải từ nhà vệ sinh và các loại nước thải khác. Tại trung tâm tiếp khách hàng của Nhà máy nước Newater, Singapore, người hướng dẫn niềm nở giải thích về loại nước mới này.
Cuối cùng cô bé cũng uống và nhận xét hết sức nhẹ nhõm: “Chẳng có mùi vị gì cả”.

Hệ thống nhà máy nước quốc doanh của Singapore PUB đề ra câu khẩu hiệu “mỗi giọt nước cần phải được sử dụng nhiều hơn một lần”. Tiểu quốc Singapore đi đầu trong lĩnh vực chế biến nước thải thành nước ăn. Điều này có lý do của nó. Quốc gia tí hon này nằm xích đạo, tuy hàng năm có lượng mưa khá lớn nhưng lại thiếu chỗ để chứa nước. Vì vậy việc chế biến để tái sử dụng nước thải là điều dễ hiểu. 
Người hướng dẫn tại Trung tâm khách hàng của Newater giải thích “Thực chất nước mưa cũng chỉ là một dạng nước được tái chế từ nước thải”. Tuy vậy tại Singapore, cái gọi là “Newater” – một kiểu chơi chữ kết hợp “New” và “Water” – chủ yếu để phục vụ sản xuất công nghiệp, còn nước đóng chai Newater chỉ có ở Trung tâm phục vụ khách hàng của Nhà máy.
Singapore bắt đầu tái chế nước thải từ năm 2003. Một phần ba lượng nước thải của 5,7 triệu dân Singapore hiện đã được tái chế. Nước thải từ các khu dân cư chảy qua một hệ thống đường ngầm dài 48 km đến nhà máy chế biến nước thải. Tại đây, nước được đi qua một màng lọc cực nhỏ (microfilter) và các màng mỏng (membrane) sau đó chiếu tia cực tím. Hướng dẫn viên ở Trung tâm khách hàng giới thiệu quá trình này qua sự so sánh như sau: “Ví thử phân tử nước chui qua màng mỏng to bằng quả bóng quần vợt, thì một hormon estrogen to như quả bóng đá, một virus to kềnh như cái xe ô tô tải và một con vi trùng to đùng như toà nhà. Tất cả những thứ đó không thể chui qua những tấm màng mỏng membrane.”
Hiện nay nhiều nơi trên thế giới bị khan hiếm nước, khoảng 4 tỷ dân không có đủ nước sinh hoạt. Một nhà máy khử muối trong nước biển tiêu hao năng lượng điện gấp ba lần so với việc tái chế nước thải thành nước ăn của Newater, tính theo đơn vị lít.
Quận Cam thuộc bang California của Mỹ đang tiến hành một dự án như Singapore. Australia cũng vận động cho phương án này nhưng gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân.
Ông Tim Fletcher, Giám đốc Viện Tài nguyên nước bền vững thuộc Đại học Monash ở Melbourne, nói với đài ABC: “Khi chúng ta uống nước đã được xử lý, chúng ra có thể tin chắc rằng, chất lượng của loại nước này ít nhất cũng bằng nước uống, loại nước mà hiện nay chúng ta đang sử dụng, nếu không nói là còn cao hơn.”
Tuy nhiên không phải chuyên gia nào cũng chia sẻ sự lạc quan với ông Tim Fletcher. Thí dụ, nhà vi sinh vật học đồng thời là chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Peter Collignon thì coi giải pháp này là “vô trách nhiệm” khi trong nước thải có vô vàn mầm bệnh khác nhau.
Peter Collignon cảnh báo “khả năng tiềm ẩn về một hệ quả kinh hoàng đối với nền y tế công là hiện hữu. Thật nguy hiểm nếu như trong quá trình làm sạch đầy rủi ro này có điều gì đó không ổn xảy ra.”
Mọi chi tiết về xử lý nước thải tại Công ty môi trường sông hồng

Hóa chất hoạt hóa vi sinh vật BIOMOST GN100 Hàn Quốc

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được áp dụng ở hầu hết các công trình xử lý nước thải hiện nay.
Xử lý sinh học là một quá trình hoạt hóa bùn, tạo màng sinh học và cung cấp chất dinh dưỡng.
Xử lý sinh học sử dụng các phản ứng chuyển hóa của vi sinh vật được hòa tan vào nước thải ô nhiễm như là một cách để loại bỏ các chất của quá trình hiếu khí bùn hoạt tính (quá trình bùn hoạt tính), nhưng nồng độ cao rộng khắp và không có vi sinh vật phân hủy của nước thải chứa BOD cao làm giảm khả năng xử lý.
Hóa chất hoạt hóa vi sinh vật Biomost GN100 Hàn Quốc được sử dụng :
-         Trong giai đoạn phôi tạo mầm: khối lượng cho bể hiếu khí: 100- 300 ppm/ngày
-         Nếu trong bể hiếu khí, trong tình trạng thiếu: 100- 200ppm/ ngày
-         Trong trường hợp quá tải: 30- 50ppm/ ngày
-         Trong trường hợp duy trì: khối lượng cho bể hiếu khí: 5- 10ppm/ ngày
Bảo quản:
-         Đeo khẩu trang, găng tay cao su khi tiếp súc
-         Nếu tiếp xúc với da hoặc mắt phải rửa ngay với nước
-         Đậy kín nắp khi sử dụng xong và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, để nơi thoáng mát
Đóng gói: 20L/ thùng nhựa.
Nếu bạn có nhu cầu mua hóa chất xử lý nước thải hãy đến công ty môi trường sông hồng. Công ty chúng tôi chuyên về xử lý khí thải, xử lý rác thải và nước thải

Ô nhiễm quá mức, dân "ra tay xử lý"

Canh bắt quả tang, vây nhà máy phản đối, chặn xe chở chất thải… là cách mà nhiều người dùng để đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường Báo cáo môi trường định kỳ khi không được cơ quan chức năng xử lý rốt ráo

 
Người dân xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tụ tập phản đối nhà máy tách cọng thuốc lá gây ô nhiễm Ảnh: KỲ NAM
Đầu năm 2014, gần 200 người dân ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ kéo đến chặn xe rác, không cho vào bãi Ô Môn vì nước rỉ rác chảy ra sông Ngọn Bà Quý gây chết cá, ô nhiễm nguồn nước họ sử dụng. Quá trình xử lý rác còn phát tán mùi hôi ra xung quanh. Ban quản lý bãi rác đã thừa nhận tình trạng nước rỉ rác chảy ra sông.

Tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, bức xúc trước việc Nhà máy Xi măng Xuân Thành liên tục xả bụi gây ô nhiễm môi trường, hàng trăm người đã lập hàng rào và đem 2 chiếc quan tài, loa đài, kèn trống đặt trước cổng nhà máy để phản đối. Trước đó, người dân đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị về vấn đề này nhưng chưa được cơ quan chức năng giải quyết.



Khu xử lý rác thải Bình Nguyên (một trong những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng buộc phải di dời theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ) nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhưng gây bức xúc cho cả người dân tỉnh Quảng Nam lân cận.

Bà Nguyễn Thị Lân - ngụ xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - cho biết mỗi khi khu xử lý rác đốt chất thải, mùi hôi nồng nặc lan khắp thôn xóm khiến nhiều người đau đầu, nôn ói. Nước rỉ rác còn xả thẳng ra suối làm cá chết, ai lội xuống đều ngứa ngáy...

Nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn kéo dài, đến tháng 3-2013, hàng trăm người đã cùng nhau chốt chặn, không cho xe chở rác vào bãi.

Trong khi đó, hàng chục hộ dân ở xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh HòaHướng dẫn lập báo cáo môi trường chọn phương án kéo tới trụ sở UBND xã xin bố trí chỗ ở vì nhà máy tách cọng thuốc lá của Công ty Thuốc lá Nguyên liệu Khatoco gây mùi hôi, khói bụi. Khi phản đối việc nhà máy này gây ô nhiễm, 3 người đã bị cơ quan chức năng đưa về trụ sở, nhiều người phản ánh bị công an gây thương tích…

Tại tỉnh Thanh Hóa, vụ chôn hàng trăm tấn thuốc trừ sâu xuống đất của Công ty CP Nicotex Thanh Thái cũng được phanh phui nhờ hành động tự xử của người dân huyện Cẩm Thủy. Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, người đã nhiều lần tiếp xúc với người dân Cẩm Mỹ để hỗ trợ khiếu kiện - bà con phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường kéo dài suốt 10 năm, dù đã khiếu nại, tố cáo nhưng không được cơ quan chức năng xem xét giải quyết triệt để.

“Người dân ý thức được việc mình làm là vi phạm pháp luật nhưng vẫn phải lựa chọn vì với họ, đó là cách duy nhất để thoát khỏi nạn ô nhiễm môi trường. Pháp luật quy định mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý. Tuy nhiên, phải tùy từng trường hợp cụ thể cũng như xét động cơ, mục đích của hành vi vi phạm để có những quyết định đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý” - luật sư Hậu nhìn nhận.

Các vụ tự xử đều giống nhau ở chỗ tình trạng ô nhiễm được chính quyền địa phương và chủ nguồn thải xác nhận nhưng người dân nhiều lần kiến nghị vẫn không được giải quyết hoặc có giải quyết nhưng mức độ ô nhiễm không giảm.

Chính quyền còn thờ ơ

Theo TS Nguyễn Thị Kim Loan, Trường ĐH KHXH-NV TP HCM, tự xử là phản ứng tất yếu của người dân khi môi trường sống của họ bị xâm hại. Điều này chứng tỏ nhận thức về vấn đề môi trường cũng như ý thức về quyền của người dân đã tăng lên.

“Thói quen ăn hối lộ hay cách xử lý không triệt để, thi hành pháp luật không nghiêm… của một số cán bộ, cơ quan chức năng khiến người dân mất niềm tin, họ cảm thấy tiếng nói của mình không được lắng nghe. Khi kiến nghị không thành, họ nghĩ chỉ có việc tự xử mới khiến chính quyền phải quan tâm giải quyết” - TS Loan phân tích. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Tuy nhiên, tự xử là cách phản ứng tiêu cực và có thể biến người dân từ nạn nhân thành kẻ vi phạm pháp luật. Đối với xã hội, hiện tượng tự xử gây mất an ninh trật tự cũng như thiệt hại về kinh tế. Nếu tình trạng này kéo dài, chính quyền rất khó giải quyết và có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Do đó, không thể để người dân tự xử mà chính quyền phải có biện pháp giải quyết triệt để các hành vi xả thải gây ô nhiễm.

PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP - cũng cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do chính quyền không làm tròn trách nhiệm, bao gồm cả việc để xảy ra tình trạng ô nhiễm kéo dài của doanh nghiệp (DN) cũng như không giải quyết rốt ráo bức xúc của người dân.

Nhiều năm làm công tác quản lý nhà nước, ông Tuấn nhận thấy không vụ việc nào mà người dân chưa báo chính quyền đã tự xử. Họ chỉ tự xử khi vụ việc không được giải quyết thấu đáo.

“Sức chịu đựng của người dân có hạn. Lẽ ra, những vụ việc nổi cộm, kéo dài nên được ưu tiên tập trung giải quyết trước để tránh tình trạng “tức nước vỡ bờ”. Ở đây cũng phải nói đến DN - khởi nguồn của mọi tranh cãi. Bên cạnh các DN cố tình không chấp hành pháp luật về môi trường cũng có nhiều DN vận hành đầy đủ hệ thống xử lý rồi nghĩ rằng không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Đó là suy nghĩ sai lầm vì thực tế, vận hành hệ thống xử lý chỉ giảm phần nào mức độ ô nhiễm. Vì thế, khi người dân phản ánh nhà máy gây ô nhiễm, nhiều DN lại cho rằng họ gây khó dễ nên bỏ ngoài tai. Sự việc tích tụ lâu ngày, người dân buộc phải phản ứng” - ông Tuấn phân tích.

Theo một đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, Lập báo cáo môi trường định kỳngười dân bức xúc còn do hệ thống quy chuẩn về môi trường. Tại Bình Phước từng xảy ra vụ việc nhà máy khai thác đá trong quá trình hoạt động nổ mìn gây nứt sập nhà dân nhưng cơ quan chức năng đo đạc thì kết luận độ rung nằm trong quy chuẩn cho phép. Đây không phải là hiện tượng cá biệt. Nhiều cơ sở sản xuất tại TP HCM cũng bị người dân phản ánh về việc xả khói bụi, mùi hôi nhưng kết quả lấy mẫu, đo đạc của cơ quan chức năng lại cho thấy một số chỉ tiêu vẫn nằm trong ngưỡng cho phép!

Cần công khai, minh bạch

Theo PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn, các quy chuẩn về môi trường hiện ở mức vừa phải. Với điều kiện hạ tầng kỹ thuật - xã hội - kinh tế của nước ta hiện nay, quy chuẩn quá cao như một số nước trên thế giới sẽ không thu hút được đầu tư, còn so với mặt bằng chung một số nước trong khu vực thì không đến nỗi quá thấp. Cách thức đo đạc, lẫy mẫu Bcao môi trường cũng tác động đến kết quả: Muốn nhẹ “tội” đo cuối gió, muốn nặng thì đo đầu gió...

“Kết quả đo đạc cần được các cơ quan chức năng công khai, minh bạch và giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu thay vì im lặng hay trả lời qua quýt. Phía DN cũng phải khéo léo tạo mối quan hệ tốt với cộng đồng bằng cách công khai kế hoạch bảo vệ môi trường để người dân cùng giám sát. Tôi cho rằng hệ thống pháp luật về môi trường đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý, vấn đề là việc hành pháp của cơ quan chức năng và chấp pháp của DN ra sao” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Mọi chi tiết xin liên hệ : Công ty môi trường sông hồng

Trà Vinh Xử lý môi trường ở gần 120 tuyến kênh mương, đoạn sông ô nhiễm nặng

Nguyên nhân các tuyến kênh mương, đoạn sông này bị ô nhiễm là do chất thải, xử rác thải trong sản xuất, sinh hoạt, chăn nuôi gây bồi lắng làm tắc nghẽn dòng chảy, nước bị ứ đọng gây ô nhiễm môi trường.

Nhằm khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo các ngành, các cấp có liên quan như: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố… tùy theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn phối hợp chặt chẽ, khẩn trương xử lý các tuyến kênh mương, đoạn sông bị ô nhiễm, môi trường bị suy thoái. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường; nghiên cứu xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải tại các địa phương, khu vực bị ô nhiễm…  
Riêng đối với Sở   Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thực hiện qui hoạch, khoanh vùng khu vực nuôi thuỷ sản đạt qui chuẩn kỹ thuật vùng nuôi an toàn sinh học theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của từng huyện, thành phố; chú trọng công tác bảo vệ môi trường ở khu vực nuôi cá lóc ở các huyện: Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè,…; tổ chức nhân rộng mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm giảm ô nhiễm môi trường…Ngoài ra, cần khẩn trương huy động mọi nguồn lực tại chỗ tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh mương, đoạn sông đang bị ứ đọng nước thải…
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với   các huyện, thành phố tổ chức các lớp tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường khu dân cư” cho các hộ dân ở khu vực có các tuyến kênh mương, đoạn sông bị ô nhiễm. Nội dung tập huấn tập trung các vấn đề về thực trạng môi trường, biến đổi khí hậu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Trà Vinh; tác hại chung và ảnh hưởng của rác thải đối với môi trường và sức khoẻ; sự tiện dụng và tác hại lâu dài của túi nylong; hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày…Từ đó, nâng cao năng lực bảo vệ môi trường ở mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng.    

Công nghệ xử lý khí thải bằng vật liệu nano

Viện Công nghệ môi trường và Viện Vật lý ứng dụng thiết bị khoa học đã phối hợp nghiên cứu thành công việc dùng vật liệu nano TiO2 để xử lý khí thải làm giảm tình hình ô nhiễm không khí hiện tại. 
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công một số sản phẩm khoa học sử dụng vật liệu nano TiO2 để làm giảm thiểu các chất thải độc hại phân tán trong môi trường, đặc biệt là diệt vi khuẩn, nấm mốc trong phòng bệnh, nhà ở, khử mùi hôi trong văn phòng…
Đây là đề tài “Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu sơn nano TiO2/Apatite, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thạch anh” do TS Nguyễn Thị Huệ, Viện Công nghệ môi trường làm chủ nhiệm.
Đề tài được thực hiện trong hai năm (2009-2010) với sự phối hợp nghiên cứu giữa Viện Công nghệ môi trường và Viện Vật lý ứng dụng thiết bị khoa học.
TiO2 là chất bột mầu trắng, rất bền, không độc, rẻ tiền, được sử dụng hàng trăm năm nay trong vật liệu xây dựng, làm chất độn màu (pigment) cho sơn, trong công nghệ hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm
Việc ứng dụng hiệu ứng quang xúc tác của nano TiO2 để phân hủy các chất ô nhiễm trong không khí được coi là giải pháp quan trọng giúp làm sạch môi trường.
Phương pháp xử lý khí thải bằng vật liệu nano TiO2 có ưu điểm hơn so với phương pháp lọc bằng chất hấp phụ truyền thống; chi phí đầu tư và vận hành thấp (chỉ cần ánh sáng mặt trời, oxy và độ ẩm trong không khí); quá trình oxy hóa được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường; hầu hết các chất độc hữu cơ đều có thể bị oxi hóa thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và nước.